Hình tượng chuột trong văn hoá Phương Đông

11:40 | 17/02/2020 Lượt xem: 413

Chuột là loài vật quen thuộc với cuộc sống người dân Á Đông. Tồn tại cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước, chuột đã trở thành hình tượng đi vào thơ ca, văn học, là linh vật phong thuỷ trong đời sống của người dân.

 Trong văn hóa Việt Nam, chuột tồn tại sóng đôi với nghề nông nghiệp lúa nước. Trên những cánh đồng lúa bạt ngàn, loài chuột cùng kiếm ăn, sinh sôi nảy nở. Mặc dù có những biểu tượng tiêu cực nhưng trong 12 con giáp, chuột chiếm vị trí đầu tiên. Điều này cho thấy người dân Việt Nam vẫn dành cho sự hiện diện của linh vật này một chỗ đứng trang trọng, trước cả hổ, rồng

Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia văn hoá cho rằng loài chuột gắn liền với sự sinh sôi nảy nở khi mùa màng bội thu, loài chuột cũng sinh sôi nảy nở nhanh. Đêm giao thừa miền Tây Nam Bộ – vựa lúa của cả nước, khi nghe thấy tiếng chuột kêu lít chít, không ít người mừng rỡ, bởi lẽ họ tin rằng đó là dấu hiệu của một năm mới sung túc. Chuột gắn với điềm báo mùa màng bội thu chính là vậy.
Trong khi đó, tại Indonesia, người ta cho rằng chuột là “ân nhân” của con người khi báo hiệu mùa lũ dâng cao, Nước dâng lên đến đâu, chuột kéo lên đến đấy. Chuột xuất hiện từng đàn báo tin cho người xưa chuẩn bị hành trang cho những chuyến vượt biển đi tìm vùng đất mới để tiếp tục sinh tồn.
 
Hơn thế, thịt chuột từ lâu đã là một món ăn đặc biệt, không chỉ riêng người Việt mà một số dân tộc Đông Nam Á khác vẫn coi thịt chuột đồng là món đặc sản đồng nội. ►Xem chi tiết: Quà tặng tết năm nay
 
Trong văn hóa Trung Hoa, đâu đâu cũng có dấu ấn của chuột. Chuột được xem là biểu tượng của sự trung thực, lòng vị tha, óc cầu tiến, tính cách dễ dãi và sự hào phóng.
 
Tại Ấn Độ, mặc dù không quá đề cao loài chuột nhưng chuột vẫn hiện diện trong dãy 12 con giáp của họ, Trong thần phả Hindu giáo, chuột là vật cưỡi của thần Ganesha, do vậy người ta có thể tìm thấy ít nhiều tượng chuột thần trong các ngôi đền bản địa.