Bài trí bàn thờ Phật tại gia

23:23 | 06/03/2019 Lượt xem: 1527

Bài trí bàn thờ Phật có rất nhiều lưu ý nhỏ nhưng lại có tác động rất lớn, vì thế, gia chủ luôn phải cẩn trọng trong từng bước thực hiện.Với những người theo đạo Phật thì tín ngưỡng thờ cúng luôn được coi trọng. Cách bài trí bàn thờ Phật tại gia cũng có những quy tắc phong thủy nhất định

Phương hướng và điều kiện để lập bàn thờ Phật

 

Lập và bài trí bàn thờ Phật là một công việc rất tốt, tạo nhiều phúc nghiệp, nhưng công việc đó không hề đơn giản chút nào. Theo như tập tục hàng ngàn năm nay, khi bài trí thờ cúng tượng Phật nên lưu ý những điều sau:

 

– Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hướng tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian.

Làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành. Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp. Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.

– Người thờ Phật phải có thành tâm, nhất thiết phải ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm. Vì hiểu theo cách thông thường Phật ăn chay, thấy được ích lợi của việc chay tịnh thì không thể phổ độ cho một chúng sinh thờ mình suốt ngày ăn mặn đựợc, nhất là sát sinh.
 
– Điều kiện thứ hai là người lập bàn thờ Phật không thể dùng xôi gà, bằng thịt của động vật để cúng. Về hướng bàn thờ tốt nhất là quay theo cổng chính của căn nhà bạn, có trường hợp cũng có thể quay bàn thờ Phật về hướng xấu so với trạch mệnh của thân chủ, một phần để hóa giải hướng đó.
 

– Thứ ba là bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn bàn thờ Phật sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã đạt được sự giải thoát, là bậc Đại giác, không thể ở thấp hơn chúng sinh. Thực ra chúng sinh cũng là Phật nhưng chưa giác ngộ, làm vậy là để trọng Phật.

 

Có rất nhiều nhà thờ ảnh các thần cùng với ngài Quan Âm Bồ Tát, đó là không đúng cách, coi ngài là một vị thần cũng không đúng, nên người thờ Phật nên quy y để hiểu được những điều căn bản nhất về việc thờ cúng cho đúng với đạo, không được tùy tiện hiểu theo suy nghĩ chủ quan của mình mà có tà kiến về việc thờ, việc cúng. Nếu không làm được những điều kiện đó thì chúng ta nên cẩn trọng ở việc lập bàn thờ Phật.

 

Sắm lễ thờ Phật

 
Việc sửa soạn lễ cúng khi bài trí bàn thờ Phật cần lưu ý:
 
Sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên bàn thờ Phật.

Hoa tươi lễ Phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

 

Hoa, quả, nước trà… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.

Trước ngày dâng hương làm lễ Phật cần – chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: Ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.
 

Hương cúng dâng Phật

Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
 
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau:
 
Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng)
Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới)
Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai)
Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)
Nén hương cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là không vĩnh viễn, tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt, ngắn ngủi vô thường… Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.
 
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, hoa, đăng (đèn), trà, quả, thực (thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, không những uổng phí mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa.
 

Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá linh đình vì đúng ý nghĩa sự cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nước trong là đủ.

 

Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén tâm hương – tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.

 Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập. Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau.

 

Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó. Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.
 

Cách bài trí tượng Quan Âm Bồ Tát

Rất nhiều gia đình, cửa hàng hay nhà hàng đặt tượng Quan Âm Bồ Tát cùng các tượng khác như Quan đế. Như vậy rất không tốt, bởi những lý do sau:
 

Nếu trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống thờ Quan Âm Bồ Tát sẽ không thích hợp bởi Quan Âm Bồ Tát vốn thanh tịnh, tinh khiết và ăn chay. Khi dâng đồ cúng Quan Âm Bồ Tát thường chỉ cần hoa tươi và hoa quả. Bởi vậy nếu đặt tượng Quan Âm Bồ Tát cùng các tượng Thần khác sẽ không tốt khi cúng đồ mặn.

 

Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.

Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.

 
Không nên đặt tượng ngài Quan Âm Bồ Tát theo các hướng:
 
Hướng nhà vệ sinh.
Hướng cửa phòng ngủ.
Hướng bàn ăn.

Cách bài trí tượng Phật

Thờ Phật tại gia bảo hộ bình an và cũng có những quy tắc nhất định:
 
– Tượng Phật đem về nhà không nên coi là đồ cổ hay vật báu mà cất giữ cẩn thận, như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi thành viên trong gia đình.
 

– Không nên đặt tượng trong phòng ngủ, bởi lễ Phật phải uy nghi nghiêm túc. Nơi để bàn thờ Phật cũng vậy, nhà có điều kiện nên để một phòng riêng yên tĩnh, thoáng đãng, trai tịnh.

 

Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành. Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.

 
– Không nên mua quá nhiều tượng về nhà, chỉ cần một pho hoặc ảnh Phật là đủ, thành tâm thành ý niệm cầu hằng ngày.
 
– Tranh ảnh Phật không nên cuộn tròn lại, không được để xuống dưới ghế, không được ngồi lên trên…
 
– Tượng cũ bị mò mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại, vào các ngày rằm và mùng một có thể dùng nước thơm tắm tượng. Nếu tượng hỏng thì thỉnh cầu các tăng rước thỉnh thả sông, thay bằng pho khác, nhờ chuyển lên chùa khai quang cẩn thận, không được tùy tiện vứt bỏ