Đồng Hồ Đại Bàng Bằng Đồng

So sánh Lượt xem: 349
Mã sản phẩm
Giá bán
Giá cũ
Giá
1.560.000đ
payment
Bảo hộ người mua
Bảo hộ người mua Bảo hộ người mua
  • Hoàn tiền nếu không nhận được hàng hoặc thiếu hàng
  • Bồi thường nếu sản phẩm không đúng theo mô tả
  • Trả lại hàng khi sản phẩm không đúng theo mô tả
Đồng Hồ Đại Bàng Bằng Đồng - Phù hợp để ở phòng làm việc, phòng khách

Kích thước: dài 20cm, cao 18cm, rộng 13cm

Chất liệu: Đồng giả cổ

Đồng hồ chạy bằng cót, hằng ngày lên cót 1 lần để chạy

Để sở hữu một chiếc đồng hồ cổ của nhãn hiệu OMEGA không phải là một điều dễ dàng. Đồng hồ OMEGA có xuất sứ từ Thụy Sỹ đang làm mưa làm gió với những người đam mê đồng hồ cổ.

Để sở hữu một chiếc đồng hồ cổ của nhãn hiệu OMEGA không phải là một điều dễ dàng. Đồng hồ OMEGA có xuất sứ từ Thụy Sỹ đang làm mưa làm gió với những người đam mê đồng hồ cổ.

Ngày nay, một chiếc đồng hồ hàng hiệu trị giá tính bằng hàng chục ngàn USD vẫn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ một trung tâm thương mại, một siêu thị hoặc một cửa hàng đồng hồ lớn nào đó ở các thành phố lớn. Nhưng có không ít người lại sẵn sàng và chỉ muốn dùng số tiền ấy để mua một chiếc đồng hồ cổ đã có tuổi thọ hàng trăm năm.

Đồng hồ cổ để bàn Omega

Omega là một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu Thụy Sỹ và nổi tiếng trên toàn thế giới. Từ những năm đầu xuất hiện trên thị trường, Omega đã cho ra đời những mẫu đồng hồ ấn tượng, độc đáo và hấp dẫn được hầu hết khách hàng. Một trong những mẫu đồng hồ xuất hiện trên thị trường vào thời điểm đó, chính là đồng hồ Omega 1882.

Đồng hồ Omega 1882 được sản xuất vào năm 1882, chính hãng của Omega Thụy Sỹ. Đây là một chiếc đồng hồ để bàn độc đáo, được là bằng pha lê nguyên khối với đường kính là 8cm. Điều đặc biệt là viên pha lê này cưỡi trên lưng đại bàng bằng đồng xãi cánh 20cm. Thời điểm đó, đồng hồ Omega 1882 là niềm ao ước được sở hữu của nhiều người.

Một điều đặc biệt, giúp cho Omega khẳng định được công nghệ chế tác đồng hồ cao cấp của mình đối với thị trường đồng hồ thế giới là đồng hồ Omega 1882 không dùng pin nhưng lại chạy rất chuẩn, nằm trong quả pha lê trong suốt và chúng ta có thể thấy cả kết cấu cơ học của đồng hồ ở phía sau.

Omega rất chú trọng đến vẻ ngoài, thiết kế và mẫu mã của đồng hồ. Vì vậy, qua thời gian, có rất nhiều thế hệ đồng hồ Omega ra đời với những mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, độc đáo khác nhau. Đến nay, đồng hồ Omega 1882 không còn được Omega chú trọng sản xuất nữa, nhưng những người may mắn sở hữu đồng hồ Omega 1882 vẫn luôn xem nó như bảo vật và là một đồng hồ cổ điển quý hiếm.

Vào những năm 1950, một chiếc đồng hồ OMEGA cũng đáng giá vài cây vàng. Loại đồng hồ này được làm bằng thép cực tốt, có chiếc được bọc vàng, không bị gỉ sét và dáng rất sang. Chỉ có những nhà rất giàu mới có khả năng mua được một chiếc đồng hồ sang trọng này, mà có tiền nhiều khi cũng không mua đuợc vì rất hiếm. Đa số người ta chỉ dùng đồng hồ Pháp, hiệu đồng hồ nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam theo chân thực dân Pháp”. Mỗi khi có người mang một chiếc đồng hồ OMEGA đến sửa, mà những lần như vậy thì rất hiếm.

Đơn giản vì chiếc đồng hồ hiệu Thuỵ Sỹ hàng đầu đó là thứ khó có được. Đến khi có điều kiện sở hữu một chiếc đồng hồ quý giá thì nếu nó có thể bán gấp nhiều lần số tiền mua ban đầu.

Những chi tiết tinh xảo. Sau cuộc chấn động của chế độ XHCN ở Liên Xô đầu thập kỷ 1990, ngoài OMEGA và các loại đồng hồ khác của Thụy Sỹ, các loại đồng hồ có gốc gác từ CCCP cũng bắt đầu được giới mê đồng hồ săn lùng.

Những câu chuyện về đồng hồ cổ để bàn OMEGA

Ông Lê Tân ở Lạng Sơn, một người có tiếng trong giới “sở hữu” đồng hồ cổ còn nhớ mãi câu chuyện: Năm 1942, khi ông Tân mới 14 tuổi. Cụ thân sinh đưa ông ra cửa hàng Gôđa (sau này trở thành Bách hoá tổng hợp và bây giờ là Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza Hà Nội), nơi duy nhất bán đồng hồ Thuỵ Sỹ.

Tay bán hàng người Pháp thấy hai cha con người Việt “không thuộc lớp quý tộc” lộ rõ vẻ mặt coi thường, hất hàm nói: “Người An Nam có tiền không mà vào đây mua đồ?”. “Ức” quá, cụ thân sinh của ông Tân thể hiện một tràng tiếng Pháp làm tay bán hàng… tím mặt.

Để chứng minh rằng người An Nam cũng chẳng thua kém ai, cụ thân sinh của ông Tân chọn mua một chiếc đồng hồ hiệu OMEGA của Thuỵ Sỹ cũng là chiếc đẹp nhất và đắt nhất trong cửa hàng tặng cho con trai. Chiếc đồng hồ đó đã gắn liền với ông Tân suốt tuổi thanh xuân và đi cùng ông qua hai cuộc kháng chiến. Nó trở thành một kỷ vật vô giá với ông và cả gia đình. Hơn 60 năm trôi qua, trong bộ sưu tập đồng hồ cổ của ông Tân, chiếc đồng hồ OMEGA thuở nào vẫn luôn được ông nâng niu, trân trọng.

Đồng hồ cổ ở Việt Nam có thể chia làm 4 loại: đeo tay, treo tường, để bàn và đồng hồ quả quýt chủ yếu của các hãng châu Âu như: OMEGA, Kundo, Petak, Phillippe, Kan, Rolex… Tất nhiên, giá đồng hồ cổ cũng đa dạng không kém kiểu dáng của chúng. Nói đến đồng hồ đeo tay, trong những năm 1960, 1970 và 1980 của thế kỉ trước, các nhãn hiệu đồng hồ Thụy Sỹ luôn chiếm được vị trí số một trong lòng những dân chơi đồng hồ, mặc dù giá cả của chúng khá “chát”. Xếp hàng sau đó là đồng hồ Seiko (Nhật Bản) với giá lên đến vài cây vàng trong thời hoàng kim (1975 – 1976). Thời kỳ đó, Seiko là một tiêu chuẩn vàng trong những tiêu chuẩn để các người đẹp chọn ý trung nhân cho mình: “Một – yêu anh có Seiko, hai – yêu anh có Peugeot cá váng… ” Thời gian vùn vụt trôi đi, hàng trăm nhãn hiệu đồng hồ mới ra đời với chất lượng và kiểu dáng đều đáng xếp vào hàng “sành điệu”.

Tuy thế, đối với những người say và coi đồng hồ cổ như một người tình quyến rũ thì không có bất kỳ loại đồng hồ nào có khả năng thay thế vị trí của OMEGA (Thuỵ Sỹ) trong trái tim họ. Nhãn hiệu đồng hồ OMEGA do Louis Brandt và Nicolas Hayek sáng lập và phát triển. Sản phẩm đầu tiên của series đồng hồ danh tiếng này có tên La Chaux-de-Fonds ra đời năm 1848.

Thời gian đầu, Louis Brandt phải đi khắp châu Âu, từ Ý đến các nước thuộc bán đảo Scandinavi, để tiếp thị sản phẩm. Louis Brandt qua đời năm 1879. Hai con trai của ông, Louis-Paul và Cesar quyết định dời trụ sở hãng đến quận Gurzelen của Bienne, đến nay vẫn là trụ sở chính của công ty. Năm 1894, Labrador và Gurzelen, hai mẫu đồng hồ đầu tiên trong series đồng hồ nhãn hiệu OMEGA nổi tiếng chính thức ra mắt. Năm 1930, OMEGA và Tissot sáp nhập thành tập đoàn SSIH và nhanh chóng trở thành nhà sản xuất đồng hồ số 1 của Thuỵ Sỹ và số 3 trên thế giới suốt thế kỷ 20.

Cách đây 2 năm, ông Ca đã không ngần ngại bỏ ra 400 USD để mua một chiếc OMEGA có máy “zin” 100%. Dân chơi đồng hồ luôn đòi hỏi những kiểu dáng độc đáo và hiểu rõ từng chiếc đồng hồ, từ những ký hiệu đến các năm sản xuất…

 . 

Đồng Hồ Đại Bàng Bằng Đồng

Tin tức về Đồng Hồ Đại Bàng Bằng Đồng

Xem tất cả
Không tìm thấy dữ liệu phù hợp.