Bộ Đỉnh Song Long Chầu Nguyệt Màu Nâu

So sánh Lượt xem: 240
Mã sản phẩm
Giá bán
Giá cũ
payment
Bảo hộ người mua
Bảo hộ người mua Bảo hộ người mua
  • Hoàn tiền nếu không nhận được hàng hoặc thiếu hàng
  • Bồi thường nếu sản phẩm không đúng theo mô tả
  • Trả lại hàng khi sản phẩm không đúng theo mô tả
Bộ Đỉnh Song Long Chầu Nguyệt Màu Nâu là vật phẩm thờ mang nhiều ý nghĩa, là cầu nối để con cháu còn bày tỏ lòng thành kính, tôn thờ đối với thế hệ tổ tiên của mình.

Chất Liệu: Đồng vàng

Kích thước: Đỉnh cao 60cm, nến cao 42cm , hạc cao 39cm

Chất liệu: Đồng vàng 100%.

Trên bàn thờ gia tiên, mỗi đồ thờ cúng đều chứa đựng những ý nghĩa tâm linh riêng biệt. Trong bộ tam sự, ngũ sự, bên cạnh lư hương và đôi chân nến, đôi hạc trên lưng rùa cũng mang những ý nghĩa vô cùng độc đáo và sâu sắc.

Theo quan niệm của người xưa, hạc là loài chim quý, có khí phách của bậc tiên nhân đạo sĩ, thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Tương truyền, tiên nhân thường cưỡi hạc, được gọi là “Hạc giá”, “Hạc ngự”. Tranh cát tường có “quần tiên hiển thọ” là bức tranh Thọ tinh cưỡi hạc bay trong không trung, bát tiên (hoặc quần tiên) chắp tay đứng nhìn. Do đó, hạc là biểu trưng cho sự trường tồn, thanh cao, thoát tục.

 Hạc thờ có kích thước cao lớn với ước mong phát triển của con người, mỏ dài và nhọn như mũi tên của sự vận động. Thân hạc hình khom tượng trưng cho bầu trời, chân hạc gầy và dài tượng trưng cho cột chống trời. Trên đầu hạc thường đội đèn hoặc nến, thể hiện cho sự tôn sùng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi tối tăm, u ám. Hình tượng hạc ngậm ngọc minh châu thì tượng trưng cho sự cao sang quyền quý, còn ngậm hoa sen thì biểu trưng cho sự tịnh tâm và giác ngộ

Cùng với chim hạc, rùa cũng là linh vật tượng trưng cho sự trường tồn, bất diệt. Theo truyền thuyết, rùa và hạc là đôi bạn rất thân. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thủy và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khan của những người bạn tốt. Mặt khác, hình tượng hạc chầu trên lưng rùa còn thể hiện sự hài hòa, gắn kết giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm và dương. Vạn vật cũng nhờ đó mà sinh sôi, phát triển.

Với ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc đó, ngày nay, hình ảnh đôi hạc chầu trên lưng rùa đã trở thành đồ thờ tâm linh không thể thiếu tại các nơi thờ cúng.

 

 

Bộ Đỉnh Song Long Chầu Nguyệt Màu Nâu

Tin tức về Bộ Đỉnh Song Long Chầu Nguyệt Màu Nâu

Xem tất cả
Không tìm thấy dữ liệu phù hợp.