TƯỢNG GỖ ĐẠT MA SƯ TỔ

19:14 | 04/03/2019 Lượt xem: 868

Tượng gỗ Đạt Ma Sư Tổ thường được dùng để trấn hạch, trừ tà, người ta cho tằng, hình tượng càng hung dữ thì năng lực càng cao.

Tượng gỗ Đạt Ma Sư Tổ có ý nghĩa gì trong phong thủy?

Truyền thuyết kể lại rằng, Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên tục là Bồ Đề Đa La, người là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, nam Thiên Trúc. Mặc dù người được xem là ông tổ sáng lập ra trường phái Thiền tông Trung Quốc nhưng Bồ Đề Đạt Ma lại có xuất thân từ Thiên Trúc. Trong giới điêu khắc gỗ nghệ thuật thì tượng Đạt Ma là một trong những đề tài sáng tác khá khó vì cần phải thể hiện được hồn tượng đòi hỏi các thợ có tay nghề cứng mới có thể làm được. 

Tượng gỗ Đạt Ma Sư Tổ thường được dùng để trấn hạch, trừ tà, người ta cho tằng, hình tượng càng hung dữ thì năng lực càng cao.

Nói đến Bồ Đề Đạt Ma, không thể không nhắc đến tư tưởng Thiền tông mà Ngài là người kế thừa và được tư tưởng đó hun đúc nên con người siêu việt. Tinh hoa Thiền Bồ Đề Đạt Ma là dạy cho con người triệt ngộ cội nguồn tâm linh, quay lại sống với chính mình.Tượng Đạt Ma được đặt trong nhà nhằm mục đích trấn trạch nhà và tránh tà ma ngoại đạo xâm nhập, giúp loại bỏ những năng lượng xấu vào trong nhà, sinh năng lượng tốt, gia đình êm ấm, làm ăn phát đạt.

Ngoài ra tượng Ma Đạt được thể hiện ở nhiều thế (khuôn mẫu) khác nhau, vì vậy với mỗi thế sẽ mang tới một ý nghĩa biểu tượng nhất định, cụ thể như:

  1. Hình ảnh tượng Đạt Ma sư tổ với 1 chiếc giày: theo truyền thuyết thì sau 3 năm thị tịnh thì người ta thấy Đạt Ma đi trên đường bằng chân không, 1 tay cầm 1 chiếc giày còn 1 tay cầm cây thiền trượng. Cây thiền chính là biều tượng của sự giác ngộ, còn chiếc giày chính là biểu tượng cho cõi đời đến – đi. Sở dĩ ngài chỉ mang 1 chiếc giày là vì con người chỉ là cát bụi, khi chết đi rồi nhưng sẽ vẫn còn dấu vết, tùy duyên mà dấu vết đó sẽ hiện hữu hoặc biến mất, ý muốn nhắc nhở người đời rằng muốn siêu thoát thì phải giác ngộ.
  2. Tượng Đạt Ma khuất thực: khuất thực là một nét đặc sắc trong Phật giáo, tức là người tu hành sẽ đi xin thực vật của người đời để nuôi thân. Hình ảnh này mang ý nghĩa dăn dặn con người phải sống phải tu tâm, dưỡng tính, tuyệt đối không được vì những cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của chính mình.
  3. Tượng Đạt Ma quá hải: khi tư tưởng đạo giáo của Đạt Ma và Vũ Đế không tương hợp nên Đạt Ma đã cáo từ Vũ Đế, khi qua dòng sông, ngài ngắt 1 nhành cỏ đặt xuống dòng sông Trường Giang đang chảy cuồn cuộn, rồi cứ thế đặt chân lên đi như đi trên mặt đất. Hình ảnh này là biểu tượng của sự ngộ phật tính cao, ý chí kiên định và luôn vững vàng.
  4. Tượng Ma Đạt thế võ: khi sang Trung Quốc đề truyền giáp phật pháp, Đạt Ma nghĩ rằng điều này có thể gặp phải ý kiến bất đồng với người dân bản xứ, dễ bị xung đột. Vì thế ngài vừa cho đệ tử học phật pháp vừa luyện võ để tự phòng thân. Hình ảnh này thể hiện ý nghĩa sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người chính là vũ khí sắc bén nhất, giúp chiến thắng mọi kẻ thù và sự gian ác.
  5. Tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền: khi ngồi thiền định, loài chim đã bay đến làm ổ trên mình Đạt Ma nhưng ngài không hề hay biết, qua đó có thể thấy thiền công thâm hậu của ngài.