Làm thế nào để phân biệt phật di lặc và ông địa ?

14:50 | 11/02/2020 Lượt xem: 4965

Phật di lặc và ông địa là hai vị có hình tướng giống nhau. Hai vị đều ở trần, mặt mũi phương phi, vẻ mặt tươi vui hiền hòa, và cái bụng béo trắng đặc trưng. Phật Di Lặc và Ông Địa mang nhiều đặc điểm giống nhau và trong đời sống tâm linh, hai ông đều đại diện cho sự sung túc, no đủ, yên ấm của gia đình. Nhìn qua thì nhiều người sẽ nhầm lẫn hai ông, bài viết Phật Di Lặc và Ông Địa sẽ giúp bạn quan sát đúng và có vị trí đặt tốt nhất để cầu tài lộc, bình an cho gia đình.

 Điểm giống nhau giữa Phật di lặc và ông địa

Điểm giống nhau của Phật di lặc và ông địa đó là ngoại hình. 2 nhân vật này đều có ngoại hình giống nhau đó là ở trần, mặt mũi to tròn đầy đặn, bụng to, nụ cười luôn nở trên môi, 
Điểm giống nhau giữa Ông địa và Phật di lặc đó là đại diện cho may mắn, bình an, tài lộc, sung túc. Mỗi khi mong muốn có được tài lộc cũng như làm ăn may mắn hanh thông thì nhiều người hay trưng 2 vị này.
 
Sự khác nhau giữa Phật di lặc và ông địa
Phật Di Lặc
Phật Di Lạc là vị Phật thứ 5 thay thế cho Phật Thích Ca mâu Ni. Trước khi trở thành Phật Di Lặc, ông là vị Bồ Tát được giác ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật rồi mới giảng dạy Phật pháp, giáo hóa chúng sinh.
Từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được coi là hiện thân của Di Lặc. Bố Đại được miêu tả là người  có thân hình mập mạp với cái đầu hói, trên mặt luôn mang những nét tươi vui, nụ cười sảng khoái, mang chiếc áo để lộ cái bụng béo. Phật Di Lặc có những hình tướng khác nhau:
Phật Di Lặc được trẻ con vây quanh, vui đùa tượng trưng cho sự yêu thương, niềm vui và năng lượng tích cực.
Phật Di Lặc mang ngọc như ý nhiều phép màu, có khả năng giúp con người đạt được mong muốn. Cùng đó, ngọc như ý còn là biểu trưng cho trí tuệ, giàu có. Sự thịnh vượng được xây dựng bằng trí tuệ mãi mãi bền vững.
Phật Di Lặc cầm cái bát trên tay tượng trưng cho cho sự buông bỏ, tự do thong dong giữa cuộc đời biến đổi vô thường.
Phật Di Lặc kéo theo chiếc túi vải bố mang để gom lại những ưu tư, muộn phiền, đau khổ của chúng sinh.
Phật Di Lặc cầm chiếc quạt biểu trưng cho sức khỏe, bình an. Chiếc quạt sẽ đẩy lùi xui xẻo, bệnh tật.
Phật Di Lặc có lúc đứng lúc ngồi đều tượng trưng cho cuộc sống cân bằng, viên mãn.
 
Ông Địa
Ông Địa là vị thần trông coi, cai quản khu đất. Tín ngưỡng thờ thần đất ông Địa được ghi vào sử sách từ đầu thế kỷ 14: Ông Địa xuất hiện ở xứ Giao Châu thế kỷ thứ 7 qua câu chuyện tranh tài của thần Đá – Thạch Khanh với Thổ Lệnh trưởng – một phúc thần của quan Đô Đốc nhà Đường vào những năm 650 – 655. Tài liệu thư tịch cổ cũng cho biết việc Lư Ngư lập đền thờ Thổ Địa ở quán Già La (713-739), Cao Biền lập một đền thờ Thổ Địa ở tả cung đô hộ Giao Châu (860-873)… Và Thổ Địa đã thâm nhập vào hệ thống thần linh nước Việt trước thời Lê Long Đĩnh làm vua (1005-1009). Khi chưa lên ngôi, ông vua Ngọa triều này đã cầu xin thần Thổ Địa sông Đằng Châu phù hộ cho mình… giành được ngai vàng!
Trong tín ngưỡng dân gian, ông Địa được coi là Phúc Thần, không chỉ trông coi bảo vệ đất đai mà còn mang tới phúc lộc, dẫn lối cho thần tài.
Ông Địa được hiện diện ở khắp nơi, được thờ ở miếu, đình làng, thờ tại nhà (ban thờ thần tài), các bức tranh dân gian, trong nhiều lễ hội nhân vật ông Địa cũng xuất hiện giúp cho buổi lễ hay hơn, ý nghĩa hơn.
Ông Địa luôn có vẻ mặt tươi cười, hớn hở, tay cầm quạt mo và có cái bụng bự.
Ở mỗi địa phương khác nhau, người ta nặn tượng ông địa cũng khác nhau. Ở miền Bắc, nhân dân thích sử dụng những tượng ông địa lớn thờ cùng Thần tài tại ban thờ thần tài. Ông địa này bụng phệ, ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và có con cọp đi theo. Tượng ông địa được sử dụng các màu sắc ánh vàng, tạo nên sự giàu sang, phú quý.
Ở miền trung và miền Nam, thường là tượng ông địa có những màu sắc áo vàng, áo nâu mang cảm giác xưa cũ, gần gũi với cuộc sống và sự xuề xòa theo bản chất ông Địa.
 
Vị trí tốt nên đặt Phật Di Lặc và Ông Địa
Phật Di Lặc tốt nhất được đặt tại phương vị Quý nhân, phương vị Tài Lộc của trạch chủ(người chủ nhà), giúp gia đình chiêu quý nhân, có người trợ giúp khi có chuyện không may xảy đến. Phật Di Lặc đặt tại phương vị quý nhân, tài lộc của chủ nhà còn giúp gia chủ luôn cảm thấy tinh thần vui vẻ, có sự bao dung, tạo thêm nhiều niềm vui, tiếng cười cho người xung quanh.
Nhiều gia đình đặt tượng Phật Di Lặc tại ban thờ Thần Tài, đặt tại vị trí này gia chủ cần phải lưu ý các ngày lễ, đồ lễ và văn khấn chu toàn hơn.
Ông Địa được đặt duy nhất tại ban thờ thần tài ông địa trong nhà. Vị trí của Ông Địa và Thần Tài được cố định. Thờ Ông Địa cần có đầy đủ đồ lễ và văn khấn, làm đúng trình tự.